×

Warning

This article or modules on this page were created by a demo user account which is no longer in existence.
Please edit the article and assign a new user

Chúa Nhật, Tuần XIII Thường Niên, Năm C

SỐNG LỜI CHÚA

TIN MỪNG : Lc 9,51-62

Đức Giê-su nhất quyết đi Giê-ru-sa-lem. Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca.

Khi đã tới ngày Đức Giê-su được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem. Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Sa-ma-ri để chuẩn bị cho Người đến. Nhưng dân làng không đón tiếp Người vì Người đang đi về hướng Giê-ru-sa-lem. Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Gia-cô-bê và ông Gio-an nói rằng : “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không ?” Nhưng Đức Giê-su quay lại quở mắng các ông. Rồi Thầy trò đi sang làng khác.

 

Đang khi Thầy trò đi đường thì có kẻ thưa Người rằng : “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.” Người trả lời : “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”

Đức Giê-su nói với một người khác : “Anh hãy theo tôi !” Người ấy thưa : “Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã.” Đức Giê-su bảo : “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa.”

Một người khác nữa lại nói : “Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã.” Đức Giê-su bảo : “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa.”

GOSPEL : LK 9:51-62

When the days for Jesus' being taken up were fulfilled, he resolutely determined to journey to Jerusalem, and he sent messengers ahead of him.  On the way they entered a Samaritan village  to prepare for his reception there, but they would not welcome him because the destination of his journey was Jerusalem.  When the disciples James and John saw this they asked, "Lord, do you want us to call down fire from heaven to consume them?"  Jesus turned and rebuked them, and they journeyed to another village.

As they were proceeding on their journey someone said to him, "I will follow you wherever you go."  Jesus answered him, "Foxes have dens and birds of the sky have nests, but the Son of Man has nowhere to rest his head."

And to another he said, "Follow me."  But he replied, "Lord, let me go first and bury my father."  But he answered him, "Let the dead bury their dead.  But you, go and proclaim the kingdom of God."  And another said, "I will follow you, Lord, but first let me say farewell to my family at home."  To him Jesus said, "No one who sets a hand to the plow and looks to what was left behind is fit for the kingdom of God."

SUY NIỆM

HÃY THEO TÔI

Vào ngày 8/8/2014, trong một buổi phỏng vấn trực tiếp trên một đài phát thanh Argentina, Đức Giáo hoàng Phanxicô khuyến khích người trẻ đừng sợ hãi để đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa với tình yêu quên mình thông qua ơn gọi. Ngài nói: “Mỗi người có một vai trò, mỗi người có một công việc phải làm, và mỗi người có một ơn gọi”. Và, “các bạn trẻ cảm nghiệm được ơn gọi của Chúa Giêsu, thì đừng sợ hãi”.

“Hãy theo tôi” là lời mời gọi của Đức Giêsu khi chọn các môn đệ. Với câu nói ấy, Đức Giêsu đã gọi Phêrô – một ngư phủ ít học; đã gọi Mátthêu – một người thu thuế giàu có, địa vị; và gọi hai thanh niên xa lạ trong trình thuật Tin mừng hôm nay.

Ngày nay, Đức Giêsu cũng luôn mời gọi mỗi người chúng ta: “Hãy theo tôi”. Lời mời gọi đó có nghĩa là hãy từ bỏ tất cả mọi sự, bước theo Chúa Kitô cách triệt để, làm môn đệ thân tín của Người. Lời mời gọi đó cũng có thể hiểu rộng hơn, là hãy sống theo đường lối của Chúa, theo sứ điệp Tin mừng.

Sống theo đường lối của Chúa là biết từ bỏ những gì không phù hợp với Tin mừng. Người làm cha hãy thôi say sưa rượu chè và hãy là cột trụ xứng đáng trong gia đình; người làm mẹ hãy dành nhiều thời gian chăm sóc con cái. Phận làm con phải hiếu kính, ngoan hiền. “Hãy theo tôi” có nghĩa là hãy từ bỏ những thói quen xấu, dẹp đi tính ích kỷ, hẹp hòi. Và “Hãy theo tôi” còn là đến với Chúa mỗi ngày, quan tâm nhiều hơn đến tha nhân…

Lời mời gọi đó luôn vang vọng trong mỗi người, đòi hỏi chúng ta mau mắn đáp trả bằng hành động cụ thể, bằng đời sống của mình chứ không phải bằng những lời nói ngoài môi.

(Chấm nối chấm – Học Viện Đaminh)

LỜI NGUYỆN TRONG NGÀY

Lạy Chúa, điều kiện để theo Chúa là từ bỏ, hy sinh quên mình. Chúng con vẫn biết đó là quyết định khó khăn, nhưng chúng con tin rằng Chúa luôn ban  ơn, giúp sức để chúng con có thể theo Chúa đến cùng.

TU ĐỨC SỐNG ĐẠO

Tại Sao Gọi Các Linh Mục Là “Cha”?

Trong Phúc âm, Chúa Giêsu đã dặn các môn đệ là đừng kêu ai là “cha” hết, bởi vì tất cả chúng ta chỉ có một cha ở trên trời. Thế thì tại sao lại gọi các linh mục là cha? 

Chắc rằng khi dặn các môn đệ đừng có gọi ai dưới đất là“cha”, Chúa Giêsu không hề có ý bảo họ về nhà hãy gọi ông thân sinh là “đồng chí” thay vì gọi là cha! Khi đọc Phúc âm, chúng ta thấy rằng đức Giêsu đã muốn dành riêng tiếng“Cha” cho Thiên Chúa. Lý do không những bởi vì đây là một hình ảnh mới mẻ về Thiên Chúa mà Đức Giêsu mặc khải cho nhân loại (Thiên Chúa là Cha gần gũi với chúng ta, chứ không phải là Thượng đế Ngọc hoàng ở trên chín tầng mây), mà còn vì Đức Giêsu muốn bộc lộ một mối tương quan độc đáo của mình đối với Thiên Chúa, mà Ngài gọi là“Abba”. Chúng ta hãy nhớ lại cảnh Đức Maria tìm được con mình ở đền thờ sau 3 ngày thất lạc. Bà mẹ ra như trách móc:“Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” (Lc 2,48).Thế nhưng thay vì hối hận xin lỗi, Đức Giêsu đã nhắn khéo bà mẹ rằng mình đang lo chuyện của“Cha”đấy chứ. Ông Giuse đâu có phải là cha! Vì lý do đó, không lạ gì mà Đức Giêsu rất cẩn trọng mỗi khi dùng tiếng“cha”. Từ này có ý nghĩa quá đặc biệt đối với Ngài, bởi vậy đừng nên sử dụng bừa bãi. 

Chính vì vậy cho nên Chúa Giêsu đã muốn cho các môn đệ của Ngài đối xử với nhau như anh em, bởi vì tất cả đều là con cùng một “Cha”. Thế thì tại sao lại không gọi các linh mục là “anh” mà lại gọi là “cha”? 

Thực ra thì trong ngôn ngữ hàng ngày, tiếng“cha” có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tôi chỉ xin lấy một thí dụ qua những sự gán ghép từ ngữ trong tiếng Việt. Tuy cùng bởi một gốc là“cha”, nhưng mà khi nghe nói tới“cha ông”(chẳng hạn truyền thống cha ông)thì“cha” mang ý nghĩa tốt đẹp; còn khi ghép“cha” với“chú”(cha chú), thì nó đã mang nghĩa xấu rồi; và thậm chí có nơi dùng tiếng“thằng cha” với giọng rất là khinh bỉ. Do đó, có thể nói được rằng người ta có thể sẵn sàng gọi các linh mục là“cha”nếu họ có tư cách giống như thân sinh của ta; nhưng chắc chắn là không ai muốn thấy các linh mục cư xử kiểu“cha chú”, bởi vì rõ ràng là trái ngược với Phúc âm. Tuy nhiên, thay vì đào sâu vào khía cạnh ngôn ngữ học, chúng ta hãy tìm hiểu lịch sử của việc dùng từ“cha” trong Giáo hội.Không phải chỉ có tại Việt Nam, các linh mục mới được gọi là cha, nhưng đây là một tục lệ có trong tất cả các ngôn ngữ: Père(tiếng Pháp), Father(tiếng Anh), Padre(tiếng Tây Ban Nha, Italia, Bồ Đào Nha). 

Tục lệ này đã bắt đầu từ bao giờ? 

Có thể nói được là nó bắt đầu từ Thánh Phaolô. Trong các thư gửi các tín hữu, Thánh Phaolô đã gọi họ là“anh em”(hay là để khỏi mất lòng các bà, ta có thể tán thêm “anh chị em thân mến”). Chúng ta có thể mở thư gửi Rôma(chương 1 câu 13)thì thấy. Thế nhưng hơn một lần Thánh Phaolô đã gọi các tín hữu là con cái (Gl 4,19; 2 Cr 6,13), và ví mình như là cha của họ (1Cr 4,15). Lý do là vì nhờ việc rao giảng Tin mừng, Thánh Nhânđã giúp cho các tín hữu tái sinh vào đời sống mới. Thánh Phaolô đã ví những lao nhọc trong công cuộc tông đồ như những đau khổ cực nhọc của cha mẹ trong việc sinh thành dưỡng dục con cái. 

Thực ra thì đây không phải là điều gì mới lạ trong lịch sử. Tục lệ Do Thái đã gọi các ông thầy của mình là cha(kiểu như “sư phụ” bên Đông phương của ta), thí dụ như ông Êlisêu đã kêu ông Êlia, thầy của mình, là“cha”(sách Các Vua, quyển 2, chương 2 câu 12). Hơn thế nữa, người Do Thái còn dùng tiếng cha không những trong tương quan cá nhân(kẻ đã sinh ra hay là đã dưỡng dục mình)mà còn trong tương quan của cả dân tộc(tương tự như người mình đôi khi nói đến“cha già của dân tộc”); đó là khi họ gọi Abraham là cha của Israel, không phải cha về đàng huyết nhục cho bằng cha về đức tin. Kiểu nói này còn phản ánh trong Phúc âm theo thánh Gioan chương 8, câu 39. 

Nhưng phong tục Do Thái có ảnh hưởng gì đến các Kitô hữu nữa đâu, nhất là khi mà Chúa Giêsu đã muốn dành riêng tiếng “Cha” cho Thiên Chúa? 

Như đã nói trên đây, tuy rằng Chúa Giêsu đã muốn dành tiếng “Cha” cho Thiên Chúa,nhưng Ngài không hề dạy các môn đệ hãy tước quyền làm cha của các thân sinh của mình! Một cách tương tự như vậy, qua lối nói của Thánh Phaolô, ta có thể nhận ra được rằng các Kitô hữu đầu tiên cũng gọi các thầy dạy của mình là cha, nhất là khi nói tới những ông thầy không dạy chữ nghĩa văn tự cho bằng dạy đạo lý đức tin, những ông thầy giúp cho mình được tái sinh vào đời sống ơn nghĩa Chúa. 

Như vậy, các linh mục được gọi là cha theo nghĩa là thầy dạy đạo lý và ban bí tích phải không? 

Đúng thế, tuy vậy,cũng nên biết là trong lịch sử Giáo hội, tiếng“cha” không phải chỉ dành riêng cho các linh mục. Tiên vàn, có nơi đã gọi Đức Kitô là“Cha” bởi vì Ngài là thầy bậc nhất của chúng ta. Nhưng mà tục lệ này không được phổ biến cho lắm, bởi vì trong kinh nguyện phụng vụ, tiếng“Cha”đã được dành cho Thiên Chúa Cha rồi. Trong số các phần tử của Giáo hội, tiếng“cha” được dành cách riêng cho các Giám mục. Trên đây tôi có nói đến từ ngữ“cha của dân tộc” theo tục lệ Do thái. Các Kitô hữu ở các thế kỷ đầu tiên ra như cũng muốn tiếp tục truyền thống đó. Đối với cộng đoàn Kitô hữu, ai đáng được liệt vào hàng“cha của dân tộc”? Thưa rằng các Giám mục khi phải bảo vệ đạo lý đức tin của Giáo hội. Từ đó, văn chương Kitô giáo nói tới hai loại cha: các“giáo phụ” và các“nghị phụ”. Trong nguyên gốc La-tinh,“giáo phụ” có nghĩa là“cha của Giáo hội”(Patres Ecclesiae), còn các“nghị phụ” có nghĩa là“cha của công đồng”(Patres Conciliares). Cả hai từ có liên lạc mật thiết với nhau. Các Giám mục đi họp công đồng được gọi là “nghị phụ”(nghĩa là cha),bởi vì họ là những người đã định nghĩa đạo lý đức tin và đời sống kỷ luật của Giáo hội, đặc biệt vào các thế kỷ đầu tiên khi mà đức tin bị tấn công về phía các lạc giáo hay người ngoại giáo. Cũng vì lý do đó mà các ngài được gọi là“Giáo phụ”(cha của Giáo hội), bởi vì không những các ngài đã đóng vai trò dậy dỗ các tín hữu,nhưng mà các ngài còn là những chứng nhân đức tin của những thế hệ đầu tiên. Vì thế có thể ví như những“cha ông” khai sơn lập quốc của Kitô giáo, những kẻ gầy dựng truyền thống Kitô giáo. 

Cũng như kiểu các vị sáng lập một Dòng tu được gọi là “tổ phụ” phải không? 

Đúng thế, duy có điều là nhiều khi chúng ta dùng danh từ“phụ” của Hán ngữ cho nên không thấy sự liên hệ tư tưởng. Chẳng hạn chúng ta quen với tiếng“giáo phụ” mà quên rằng nó có nghĩa là“cha của Giáo hội”. Trước khi áp dụng tiếng“tổ phụ” cho những vị sáng lập các Dòng tu, văn chương Kitô giáo đã áp dụng nó cho những người khai sinh ra nếp sống tu trì trong Giáo hội. Vào thế kỷ III-IV, một số Kitô hữu đã rút lui vào sa mạc đồng hoang để sống đời cô tịch, khởi sự cho nếp sống đan tu trong Giáo hội; những người đó được gọi là các“cha của sa mạc”(pères du désert). Trong khung cảnh đó mà ta thấy xuất hiện các“cha linh hướng”, tức là những đạo sĩ già dặn kinh nghiệm có khả năng hướng dẫn người khác trên đường tiến đức. Nên lưu ý là các“cha linh hướng” không nhất thiết là linh mục, và chúng ta có thể hình dung cả các phụ nữ trong số những người ấy nữa. 

Như vậy thì cũng giống với các “sư phụ” ở bên Đông phương chứ gì? 

Tôi nghĩ như vậy đó. Trên đây tôi đã nhắc tới sự kiện là tại các trường phái ngôn sứ ở Israel, vị lãnh đạo đã được gọi là“cha”, như trường hợp ông Êlisêukêu ông Êlia. Vì thế chúng ta không lạ gì vị lãnh đạo của một đan viện được gọi là“cha” (abbas). Tiếc rằng từ “abbas” thường được dịch là“viện phụ”, nghe trang trọng quá, khiến chúng ta quên đi nguồn gốc của nó. Người đứng đầu một đan viện được gọi là cha theo nghĩa tinh thần, bởi vì ngài đã từng trải trên đường nhân đức, và có khả năng hướng dẫn anh em mình trên đường tiến đức. Ngoài trách nhiệm lãnh đạo tinh thần, ngài cũng lo lắng phần vật chất cho các đan sĩ giống như người cha(gia trưởng)lo cơm ăn áo mặc cho con cái. Một lần nữa, cần lưu ý là các“viện phụ”(abbas, cha của đan viện)không hẳn là linh mục. Nếu là nữ giới, thì người ta sẽ gọi là“mẹ”. Từ chỗ gọi người đứng đầu một đan viện là“cha”, sang tới chỗ gọi người sáng lập một Dòng tu là“tổ phụ” bước tiến không xa lắm.“Tổ phụ” chung quy cũng là “cha” thôi! Có điều là đôi khi từ“tổ phụ” được sử dụng hơi bừa bãi. Trước đây, vị lập dòng được tôn làm tổ phụ khi họ đã làm thánh, quen gọi là“cha thánh”. Còn ngày nay chỉ cần quy tụ được dăm ba môn đệ thì đã thành tổ phụ, khi mà chưa dám chắc là cái tổ chức này sẽ bền bỉ được bao lâu! 

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP. 

Rate this item
(0 votes)

back to top