Bùi Hữu Thư

Bùi Hữu Thư

Website URL:

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Không thể chấp nhận cái chết của những người Syria vô tội.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Không thể chấp nhận cái chết của những người Syria vô tội.

Ngài nói: “trẻ em và các thường dân khác đang phải trả một giá đắt vì những trái tim khép kín của những nhà cầm quyền.”

Vatican: 2 tháng 8, 2016:

Sau khi đọc kinh Truyển Tin hôm nay với những tín hữu tập trung tại Quảng Trường Thánh Phêrô, một lần nữa Đức Thánh Cha Phanxicô  lại lên tiếng kêu gọi cho hòa bình tại Syria.

Ngài nói: “Anh chị em thân mến, đáng buồn thay vì chúng ta cứ tiếp tục tiếp nhận các tin tức từ Syria liên quan đến các nạn nhân chiến tranh là thường dân, đặc biệt là tại thành phố Aleppo.”

Tuần qua, Cơ Quan Trợ Giúp các Giáo Hội Thiếu Thốn thông báo lời kêu gọi của các sơ Dòng Kín Camêlô tại Aleppo: https://zenit.org/articles/a-cry-for-help-from-carmelite-nuns-in-aleppo-syria/

Đức Thánh Cha nói: “Chúng ta không thể chấp nhận sự việc có biết bao nhiêu người vô tội không tự bảo vệ – trong số này có rất nhiều trẻ em – đang phải trả giá rất đắt cho chiến tranh – chỉ vì những trái tim trai đá và sự tham lam mưu cầu hòa bình của những kẻ quyền bính.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cam đoan ngài rất quan tâm đến dân chúng Syria, ngài hứa luôn cầu nguyện và liên đới với họ.

Ngài nói: “Chúng ta hãy kết hiệp với các anh chị em người Syria của chúng ta trong lời cầu nguyện và tình liên đới, và chúng ta hãy trao phó họ cho tình mẫu tử che chở của Đức Trinh Nữ Maria.”

Ngài mời các tín hữu cầu nguyện trong thịnh lặng rồi cùng đọc một Kinh Kính Mừng.

Vatican Radio ghi nhận: kháng chiến quân đang cố gắng đột phá để xuyên qua một giải đất nhỏ do quân chính phủ đang chiếmn giữ để nối kết với các khu vực nổi giậy của họ nằm bên phía Tây Syria cùng với khu bao vây phía Đông Aleppo, và như vậy họ phá tan được vòng vây của quân chính phủ khởi sự từ tháng vừa qua.

Cuộc chiến hết sức kịch liệt kể từ thứ sáu, khi quân kháng chiến bắt đầu tấn công mạnh mẽ. Đã có báo cáo trong cuối tuần qua về sự thiệt mạng của thường dân và sự thiệt hại của các cơ sở dân sự vô tình hay là mục tiêu bị phá hủy bằng đại bác. Các báo cáo này cũng kể đến một vụ oanh tạc bằng máy bay gần một bệnh viện phía Tây Bắc Syria ngày thứ bẩy khiến cho 10 người thiệt mạng kể cả trẻ em, gây thiệt hại nặng cho các cơ sở của bệnh viện.

Ít ra cũng có một cơ quan y tế bác ái đã cho hay trong tháng 7 là tháng nặng nhất tính đến nay về các vụ tấn công các trung tâm y tế tại Syria, với 43 vụ tấn công các cơ sở y tế họ đã ghi nhận.

Krakow 2016: Đức Thánh Cha Phanxicô rất cảm động về lòng tốt của người dân Ba Lan

Họp báo trên chuyến bay Krakow-Rome

L'Osservatore Romano: ngày 1 tháng 8, 2016

Đức Thánh Cha nhắc đến một “nước Ba Lan rất đặc biệt” và “lòng tốt” của người dân Ba Lan trong buổi họp báo với các phóng viên trong chuyến bay Krakow-Rome ngày Chúa Nhật 31 tháng 7.

Ngài cũng giải thích vụ ngài té ngã trong Thánh Lễ ở Jasna Gora.

Đức Thánh Cha nói:“Đó là một nước Ba Lan rất đặc biệt, vì đó là một nước Ba Lan lại một lẫn nữa bị xâm chiếm, nhưng lần này bởi giới trẻ, phải không? Tôi đã thấy Krakow rất đẹp và người Ba Lan rất sốt sắng.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã có “một kinh nghiệm hiểu biết về người Ba Lan” khi ngài còn “thơ ấu”. “Nơi cha của ngài làm việc có rất nhiều người Ba Lan đã tới kiếm việc làm sau thế chiến thứ hai, ngài đã ghi nhận. Đây là những người rất tốt, và điều này tôi đã ôm ấp trong lòng. Tôi đã tìm lại được lòng tốt này. Đó là một vẻ đẹp huy hòang…”

Còn về vụ ngài bị ngã trong Thánh Lễ ở Jasna Gora, Đức Thánh Cha đã giải thích như sau: “Tôi đã ngắm nhìn Đức Trinh Nữ Maria và tôi quên để ý đến bậc thềm … Tôi đang cầm bình sông hương và khi tôi cảm thấy mình đang ngã, tôi đã để cho mình té xuống mà không gượng lại. Chính việc này đã cứu tôi, vì nếu tôi đã gượng lại thì tôi đã có những hậu quả xấu. Tôi không sao cả, tôi vẫn khỏe mạnh!”

Ánh Sáng Cuối Ðường Hầm

Ánh Sáng Cuối Ðường Hầm 


Có ánh sáng đầu kia đường hầm, 
Can đảm lên nào, hãy vững tâm. 
Ở nơi nào đó trong bóng tối, 
Sẽ thấy đường đi, khỏi khóc thầm.

Ðường lối âm u, chẳng ngại ngần, 
Bóng tối chẳng ngăn được bước chân. 
Dù cho mắt thường chưa thể thấy, 
Chúa dắt dìu đi, đừng lần khân.

Ðã có thời êm ấm, no say, 
Dù lắm khi vật lộn qua ngày. 
Sẽ có ngày Chúa thương ghé đến, 
Cất sạch mọi phiền não trên tay.

Vì Thiên Ðàng luôn luôn chờ đón, 
Cuối giòng đời trần thế của tôi. 
Trong niềm vui yêu thương dâng trọn, 
Tôi sẽ quên nước mắt cuộc đời.

Có ánh sáng đầu kia đường hầm, 
Dù dặm trường thiên lý xa xăm. 
Luôn biết rằng Chúa không hề bỏ, 
Lời hứa Ngài ghi dạ trăm năm.

Từ ngữ “Lạy Cha” là bí quyết của kinh nguyện Chúa Giêsu

Rôma: ngày 24 tháng 7, 2016

Anh chị em thân mến,

Phúc Âm hôm nay khởi đầu với cảnh Chúa Giê-su cầu nguyện một mình tại một nơi riêng biệt. Khi Người cầu nguyện xong các môn đệ xin Người, “Lạy Thầy xin dạy chúng con cầu nguyện.” Và Người đã đáp lời, “Khi anh em cầu nguyện, hãy nói: Lạy Cha…”

Từ ngữ “Lạy Cha” là bí quyết của kinh nguyện của Chúa Giê-su; đó là bí quyết Người truyền lại cho chúng ta để chúng ta có thể bước vào mối tương quan đối thoại mật thiết với Chúa Cha là Đấng đã đồng hành và nâng đỡ đời sống của Người.

Với từ ngữ “Lạy Cha”, Chúa Giê-su gắn liền với hai điều thỉnh nguyện: xin cho “danh Cha cả sáng; nước Cha trị đến.” Do đó kinh nguyện của Chúa Giê-su là một kinh cho các Ki-tô hữu, trước hết dành chỗ cho Thiên Chúa, để cho Người thể hiện sự lành thánh trong chúng ta và để cho thiên quốc được phát triển qua sự hiện thực của tình yêu của Người trong đời sống chúng ta.

Ba lời thỉnh cầu khác hoàn tất kinh Chúa GIê-su dạy chúng ta. Đây là ba điều bầy tỏ các nhu cầu căn bản của chúng ta: cơm bánh, sự tha thứ và giúp tránh các chước cám dỗ. Con người không thể sống không cơm bánh, không có sự tha thứ, và không có sự trợ giúp của Thiên Chúa để tránh các chước cám dỗ.

Cơm bánh Chúa Giê-su muốn chúng ta xin là điều cần thiết. Đó là bánh của các khách hành hương, của người công chính, bánh không tích luỹ và không dư thừa để bị vứt bỏ, và không làm cho hành trang chúng ta nặng chĩu trên đường.

Tha thứ trên hết là những gì chúng ta lãnh nhận từ Thiên Chúa: Chỉ khi ý thức được mình là kẻ tội lỗi được tha thứ bởi lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa thì mình mới có thể có khả năng làm các cử chỉ giảng hòa với anh em.

Nếu có ai không ý thức rằng mình là kẻ tội lỗi được tha thứ, thì không bao giờ có thể làm một cử chỉ tha thứ hay giảng hòa. Các cử chỉ này bắt đầu từ trong tim nơi chúng ta cảm thấy chúng ta là những kẻ tội lỗi được tha thứ.

Điều cầu xin cuối cùng – xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ - bầy tỏ một sự ý thức về tình trạng của chúng ta, luôn luôn bị sự dữ và sự tham nhũng quấy nhiễu.Tất cả chúng ta đều biết rõ về các cám dỗ này!

Giáo huấn của Chúa Giê-su tiếp tục với hai dụ ngôn, trong đó Chúa dùng gương sang của thái độ một người bạn đối với bạn hữu mình, và của một người cha đối với người con.

Cả hai dụ ngôn nhắm dạy chúng ta phải hoàn toàn tin cậy nơi Thiên Chúa là Cha. Chúa Cha biết rõ các nhu cầu của chúng ta, nhưng Chúa muốn chúng ta can đảm và liên lỉ trình bầy với Người, vì đây là đường lối chúng ta tham dự vào công trình cứu chuộc của Người..

Cầu nguyện là “công cụ” trước hết và chính yếu chúng ta có trong tay. Năn nỉ [một điều gì] với Chúa không phải là để thuyết phục Người, nhưng là để tăng cường đức tin và lòng kiên nhẫn của chúng ta, nghĩa là khả năng chúng ta có thể tranh đấu bên cạnh Chúa về những gì thật sự quan trọng và cần thiết. Trong việc cầu nguyện chúng ta có song đôi: Thiên Chúa và tôi, cùng tranh đấu cho những gì quan trọng.

Trong số những điều này, có một điều quan trọng nhất, Chúa Giê-su dạy chúng ta trong Phúc Âm hôm nay, mà chúng ta ít khi nghĩ đến, và đó là Chúa Thánh Thần.

“Xin ban Thánh Thần cho con!”

Và Chúa Giê-su nói, “Vậy nếu các con là những kẻ gian ác, còn biết cho con cái mình những của tốt, phương chi Cha các con trên trời sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người".

Thánh Thần! Chúng ta cần phải xin Chúa Thánh Thần đến với chúng ta. Nhưng tại sao lại cần đến Chúa Thánh Thần? Để sống tốt lành, với sự khôn ngoan, với tình yêu, và thi hành Thánh Ý Chúa.

Kinh cầu này sẽ tốt đẹp biết bao nếu mỗi người trong chúng ta trong tuần lễ này sẽ biết cầu xin, “Lạy Cha, xin ban Thánh Thần cho con.”

Đức Nữ Đồng Trinh Maria đã bầy tỏ điều này cho chúng ta qua đòi sống của Mẹ, vì Mẹ đã được Chúa Thánh Thần linh ứng. Mẹ giúp chúng ta cầu nguyện với Chúa Cha, xin Mẹ giúp chúng ta kết hiệp với Chúa Giê-suu để chúng ta không sống theo cách trần tế, nhưng theo Phúc Âm, và được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần.

Chúa Là Bạn Nghiã Thiết Ðời Con

Con biết Chúa năm mười sáu tuổi,
Hồn ngây thơ chưa từng nhuốm bụi đời.
Trái tim non chưa từng biết nói lời,
Yêu vớ vẩn, tương tư thầm, trộm nhớ.

Con biết Chúa qua chuyện tình Thập Giá,
Chuyện Chúa Trời xuống thế cứu muôn dân.
Chịu roi đòn đau đớn đến bội phần.
Ôm hết trọn muôn vạn ngàn tội lỗi.

Tội muôn loài, khiến cho Ngài hấp hối,
Nhỏ máu đào trên Thập Giá cô đơn.
Trước tử thần cương quyết dạ không sờn.
Ngay cả lúc bạn bè đều trốn mất,

Họ ngủ say khi Ngài cần tỉnh thức.
Bữa Tiệc Ly họ ăn uống no say,
Vườn Cây Dầu họ ngủ quên cả Thầy.
Ngủ lăn lóc trong khi Thầy hấp hối.

Môn đệ yêu cũng ba lần dám chối,
“Tôi không hề biết người ấy là aị!”
Không lặng thinh mà cương quyết chối dài
Chúa con ơi! Hỡi Người Tình Muôn Thuở!

Sáu sáu năm con quyết chí theo Ngài,
Ðã bao lần quên Chúa, và làm ngơ?
Xin thứ tha, con tội lỗi dại khờ
Vì con biết, Ngài nhân từ chí ái. 

Khoá Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình 654 tại GX CTTĐ

Khoá Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình 654 tại GX CTTĐ/VN Arlington, VA:

Cuối tuần vừa qua trong ba ngày thứ sáu 15, thứ bẩy 16, và Chúa Nhật 17/7/2016, khoá Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình 654 đã được tổ chức với sự hướng dẫn của quý cha Linh nguyền Vũ Minh Tiến, Lê Quốc Hưng và anh chị Quyết-Điệp, Chủ Nguyền Trung Ương Hải ngoại, anh chị Quang Anh và Thanh Thủy đến từ Georgia.


Trong 48 tiếng đồng hồ các khoá viên đã học hỏi trong sáu buổi với các đề tài: 1) Cái Hay Ban Đầu: giúp khoá viên tìm hiểu mối tương quan giữa vợ chồng trước ngày cưới cũng như trong hiện tại. 2) Giữa Lòng Đời: yêu nhau thì có, mà hiểu nhau thì không. 3) Hoà Giải là Xin Lỗi và Tha Thứ: Biết lỗi, nhận lỗi, xin lỗi, sửa lỗi và tha lỗi. 4) Bông Hồng Cảm Thông: Thư Thánh Phaolô (1 Cr 7:1-5) Chồng vợ không có quyền trên thân xác mình, người phối ngẫu mới có. 5) Song Nguyền cho Con: Cách cư xử với con cái khi giáo dục chúng. 6) Hy Vọng khi Thất Bại: Làm sao thay đổi gia đình trong 20 phút với nghi thức Song Nguyền cho Con.

Truớc đây đã nhiều lần được mời tham dự khoá TTHNGĐ trong 10 năm qua. Chúng tôi cứ lấy cớ quá bận rộn với công việc giáo xứ và các hội đoàn khác nên đã kiếu từ. Lần này, vì quá nể anh chị chủ nguyền Huấn-Tuyết, chúng tôi đã cố gắng hết sức để đến với khoá mặc dầu cũng có vài trở ngại khác. Vợ chúng tôi đã gặp nhau, yêu nhau trên 58 năm và đã sống chung 55 năm. Chúng tôi cứ tưởng sống hạnh phúc, không cãi nhau, không đánh nhau thì đâu có cần thăng tiến. Nhưng khi đến với khoá mới thấy mình cần phải học hỏi thêm.

Những gì chúng tôi học hỏi được là các phương thức cảm thông và giao ước qua việc dùng các tài liệu:

(1) Bông Hồng Cảm Thông, khi phải viết xuống những lần bạn đời nhẫn nại tha thứ điều mình lỡ lầm làm mình cảm động; một lần mình cố chấp ích kỷ làm bạn đời cảm động; quyết định thay đổi về đạo đức bản thân để cầu nguyện cho bạn đời; quyết định thay đổi đời sống chăn gối để chăm sóc bạn đời tế nhị hơn và cầu nguyện trước và sau khi chăn gối.

(2) Song Nguyền Cho Con: Quyết tâm thi hành và sửa đổi cách cư xử với con cháu. Với các quyết định của chồng, của vợ và của cả hai, để: (a) viết xuống những khuyết điểm hai người cùng sai nhầm làm gia đình căng thẳng; (b) viết xuống những quyết định sửa đổi, rồi cùng nhau kiểm điểm những gì đã tuân giữ và thi hành.


Chiều thứ bẩy có Thánh Lễ Hoà Giải với Tin Mừng Thánh Mátthêu (5: 21-26): Hãy đi làm hoà với anh em trước khi dâng của lễ.

Buổi chiều Chúa Nhật là Thánh Lễ Bế Mạc với nghi thức Thệ Hôn Một Đời cho các cặp khoá viên và Tiệc Cưới Cana, có cắt bánh mở Champagne và văn nghệ bỏ túi.

Chúng tôi được nghe hai cha Tiến và Hưng diễn giải các đoạn Phúc Âm: Sách Khởi Nguyên (2: 18-25); Thánh Gioan (13: 1-15); Thánh Phaolô (Cr. 13-17); Thánh Mátthêu (5: 21-26); Thánh Phaolô (Cr. 7: 1-5), và Thánh Mátthêu (5: 1-16). Hai cha soạn bài rất công phu . Trong 30 phút các ngài đã giải thích tường tận các bài Thánh Kinh. Cha Tiến nhấn mạnh, Eva là xương sườn cụt của Adam nhưng không phải vì thế mà là một tạo vật thứ yếu. Người đàn bà có quyền bình đẳng đối với phái nam. Cha Hưng làm mọi người ngạc nhiên vì cha có vẻ thông hiểu những khó khăn về đời sống chăn gối vợ chồng. Chính chúng tôi cũng không ghi nhận trước đây đoạn nói là “Đàn bà không có quyền trên thân mình nhưng chồng mới có quyền; cũng thế chồng không có quyền trên thân xác mình mà vợ có quyền đó. Anh em chớ từ chối nhau….”

Anh chị Quang Anh và Thanh Thủy thì hướng dẫn về phương pháp cầu nguyện cùng chia xẻ những kinh nghiệm cá nhân về dạy dỗ con cái. Anh chị Quyết Điệp đã chia xẻ về cuộc khủng hoảng trong gia đình anh chị, chỉ vì anh say mê kiếm tìm vật chất mà không quan tâm đến những nỗi uẩn ức không nói ra của chị, khiến chị bị trầm cảm. Nhờ theo khoá cách đây 29 năm mà đời sống gia đình đuợc thăng hoa.

Các hướng dẫn viên đều rất lưu loát, chuẩn bị kỹ lưỡng các đề tài và diễn tả các kinh nghiệm cá nhân với những cảm xúc bộc lộ và nhiều nước mắt. Anh Quyết rất chịu khó đứng cả ngày, đi tới đi lui, anh lôi cuốn và thu hút mọi người bằng cách đến thật gần bên các cặp Khóa viên với ánh mắt và cử chỉ gần gũi, anh đã đánh động được các khoá viên. Chị Điệp cũng thỉnh thoảng chia xẻ thay anh, và lo nước uống cho anh. Qúy anh chi hướng dẫn viên là nhưng gương sáng cho mọi người về tình yêu vợ chồng và gương sống đạo.

Các khóa sinh đã nhiều lần quỳ bên bàn thờ, ôm Thánh Giá Chúa và Mình Thánh Chúa để cầu nguyện với sự trợ lực của các anh chị Trợ nguyền trong Chương Trình. Bao nhiêu nước mắt đã đổ ra, bao nhiêu tiếng nấc nghẹn ngào !! Ngay ngày thứ bẩy, các anh chị khoá viên đã thú nhận những lỗi lầm của mình và đoan hứa sửa đổi trước mặt Chúa và Mẹ Maria. Mọi người đã biết lỗi, nhận lỗi, xin lỗi, sửa đổi và tha lỗi .

Ban tổ chức Khóa học đã không lấy chi phí. Các anh chị song nguyền đã tổ chức một bữa tiệc gây quỹ cho khoá học. Tuy nhiên họ đã dành bao nhiêu công sức thì giờ, tâm huyết để trang hoàng bầy biện, nấu ăn, phục vụ, dọn dẹp. Có người bị phỏng sưng ngón tay vì nướng thịt. Nhiều anh chị nói mất ngủ mấy đêm liền vì phải nấu ăn và giậy sớm lo thức ăn sáng cho mọi người. Các anh chị song nguyền cũng sinh hoạt với các khoá sinh trọn ba ngày nên họ càng mệt sức hơn.

Xin chân thành tri ân cha Chu Quang Minh, SJ đã sáng lập và hướng dẫn biết bao nhiêu khoá TTHNGĐ. Xin cám ơn anh chị Huấn Tuyết và Ban Tổ Chức, quý anh chị Quyết-Điệp, Quang Anh-Thanh Thủy và toàn thể các song nguyền trong Chuơng Trình đã thật vất vả giúp đỡ chúng tôi học hỏi trong ba ngày. Chúng tôi đã lãnh nhận rất nhiều điều bổ ích. Xin hứa sẽ hỗ trợ cho sinh hoạt của Chương Trình TTHNGĐ trong phạm vi khả năng và thời biểu cho phép. Nguyện xin Thánh Gia, Chúa Ba Ngôi ban cho quý cha linh nguyền, quý hướng dẫn viên và tất cả các anh chị song nguyền trong Giáo Xứ muôn ơn lành hồn xác, để quý vị tiếp tục hăng say lo lắng cho đời sống hốn nhân và gia đình của mọi người tại địa phương cũng như khắp nơi trên thế giới.

Tân Giám Đốc và Phó Giám Đốc Văn Phòng Truyền Thông Vatican

Tân Giám Đốc và Phó Giám Đốc Văn Phòng Truyền Thông Vatican là giáo dân, nam và nữ, và không phải là người Ý 

Ngày 12 tháng 7, 2016 (Zenit.org)
 
Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận việc Linh Mục Dòng Tên Federico Lombardi xin nghỉ hưu. Cha đã phục vụ với tư cách là Giám Đốc Văn Phòng Truyền Thông của Tòa Thánh. Ngài đã bổ nhiệm một nhà báo người Hoa Kỳ, là Ông Gregory Burke thay thế cha, ông đang giữ chức Phó Giám Đốc.
 
Trong một thông cáo hôm nay, Vatican đã tuyên bố danh tính của tân giám đốc cũng như của phó giám đốc là một nhà báo Tây Ban Nha tên là Paloma García Ovejero.

Một Trang Sách Mới

Một Trang Sách Mới

Hôm qua đã trở thành dĩ vãng,
Chìm sâu thật kín trong tim tôi.
Với bình minh mới vừa ló rạng,
Để cho ký ức bị chôn vùi.

Một trang sách mới chưa được viết,
Một câu chuyện chưa ai thấu qua.
Với những điều chưa ai được biết,
Thì giờ đây tôi ngồi thảo ra.

Lạy Thiên Chúa xin thương dìu dắt,
Hướng dẫn con trên mọi nẻo đàng,
Giúp con luôn làm điều thiện hảo,
Biết nói điều êm ái dịu dàng.

Trong con xin Tình Chúa tuôn chảy,
Để con chia sẻ với mọi người.
Ánh sáng của Mặt Trời Công Lý,
Khiến cho đời họ thêm sáng tươi.

Khi bóng đêm bao trùm mặt đất,
Thêm một ngày nữa đã đi qua.
Và trang sách này đã chấm dứt,
Với những giòng chữ con viết ra.

Viết những điều con đã thực hiện,
Những gì con đã làm cho tha nhân.
Trong một ngày con đã dâng hiến,
Cho Chúa Trời con cúi xin vâng.

Bùi Hữu Thư

Lên án các vụ khủng bố tại Bangladesh và Iraq

Đức Thánh Cha lên án các vụ khủng bố tại Bangladesh và Iraq, Ngài nhắc đến các Thánh Tử Đạo trẻ đã tha thứ cho kẻ hạ sát họ trước khi tắt thở

“Tôi tự hỏi có bao nhiêu bạn trẻ đã nghe lời mời gọi – có bao nhiêu bạn trẻ hiện diện hôm nay tại quảng trường này đã nghe và làm theo lời Chúa Kitô mời gọi để đi theo Người?”

Muối của Đất và Ánh Sáng của Thế Gian

Làm sao để trở nên "Muối của Đất" và "Ánh Sáng của Thế Gian"

Tại nhà nguyện Thánh Mác Ta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói: bình điện giữ cho ‘Ánh Sáng’ của chúng ta không tắt là Cầu Nguyện

Vatican ngày 7/6/2016

Các Kitô hữu phải là muối đất và ánh sáng cho trần gian, và có một bình điện chúng ta có thể dùng mà không bao giờ hết cả.

Theo Radio Vatican, Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong Thánh Lễ hàng ngày hôm nay tại nhà nguyện Thánh Mác Ta, trong khi ngài trích dẫn Phúc Âm trong ngày.

Đức Thánh Cha nhắc đến đoạn Chúa Giêsu bảo các môn đệ: “Anh em là muối đất,” “Anh em là ánh sáng cho trần gian.” Ngài nói: Các Kitô hữu phải là muối và ánh sáng, nhưng không bao giờ được giữ cho riêng mình: muối phải làm cho thêm vị ngon, và ánh sáng phải soi sáng cho kẻ khác.

Subscribe to this RSS feed