Bùi Hữu Thư

Bùi Hữu Thư

Website URL:

Bẩy Lời Cuối của Chúa Giêsu trên Thập Giá

Lời đầu tiên:

"Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng" (Luke 23:32-34)

Các Thánh sử gia không kể lể chi tiết về sự dã man độc ác của tội hình bằng thập giá. Họ cũng không cho hay đây là một hình phạt dành cho những người nô lệ và ngoại bang - một tội hình mà chính người La Mã cũng công nhận là qúa dã man không xứg đáng để dành cho công dân La Mã. Tuy nhiên trong thời Chúa Giêsu, một cuộc nổi dậy của những người Do Thái yêu nước đã bị quân lính La Mã tiêu diệt và cả 2000 người đã bị chết treo trên thập giá dọc theo con đường từ Giêrusalem đến Bê Lem.

Các Thánh Sử gia chỉ viết :"Ngài bị đóng đinh vào thập giá" thế là đủ. Sự đau đớn thật hiển nhiên, và cả sự ô nhục nữa. Chúa Giêsu không những bị tử hình theo kiểu người nô lệ, Chúa còn bị đóng đanh treo giữ hai tên trộm cướp. Chúa bị liệt vào hàng những kẻ sống ngoài vòng pháp luật. Những kẻ bàng quang đứng dưới chân thập giá cũng sỉ nhục Ngài. Bọn quân lính La Mã thì bắt thăm ai sẽ được áo sống của Ngài, chúng thản nhiên chứng kiến phút hấp hối lâm tử của Ngài. 
Theo lời thánh Luca, tử hình trên thập giá là "giờ phút của quyền lực của bóng tối". Nghiã là trên thập giá chúng ta mới có thể thấy thể hiện sự độc địa của tội ác đang dàn áp những kẻ vô tội, trên danh nghĩa của những giới chức cao cấp nhất trong chính quyền và giáo quyền. Chúng ta chia sẻ vào thảm trạng này mỗi khi chúng ta phạm tội. Tội đây có nghiã là mỗi khi chúng ta cố tình làm hại kẻ vô tội, tấn công Thiên Chúa qua người láng giềng. Phạm tội là làm cho người khác đau đớn, là khinh bỉ, là chế nhạo những ai đáng được kính nể, là đối xử lạnh nhạt đối với những ai xứng đáng được chúng ta chú ý, và săn sóc.

Trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi quyền lực của tội ác. Chúng có thể không làm bổn phận giao phó, hay giận dữ và chọc ghẹo lũ em, nhưng khi hỏi chúng tại sao, chúng ta thường được nghe câu chuyện của một gia đình trong đó cha mẹ không trông nom con cái, không thương yêu chúng, không có mặt khi chúng cần, không hỏi han trò chuyện, đánh đập chúng.

Theo tiếng Hy Lạp mà Thánh Luca dùng, thì Chúa Giêsu lập đi lập lại lời nói ấy nhiều lần: "Lạy Cha, xin tha cho chúng." Lời Chúa Giêsu hoàn toàn lật ngược sự phán xét của thế gian. Chúng ta có thể bảo Ngài là kẻ phá rối, là quá lý tưởng hoá, là có viễn tượng, nhưng Ngài cứ lập lại: "Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm." Chúa Giêsu kết tội thế gian khi Ngài cầu xin cho thế gian được tha tội, và đồng thời, qua việc tha thứ, Ngài phá hủy chu kỳ vô tận của bạo động và mở ra cho chúng ta một tương lai mới. Ðôi cánh tay trên thập giá mở rộng như để hiến đâng cho chúng ta trí tuệ và trái tim của Chúa Giêsu. Mầu nhiệm của tình yêu Thiên Chúa thường im lặng, và chỉ được hiểu ngầm trong đời sống hàng ngày của chúng tạ Nhưng trong lời nói đầu tiên trên thập giá, mầu nhiệm im lặng đã hiện diện, với đầy ân sủng và chân lý.

Chúng ta cần nghe lời Ngài vì không một ai trong chúng ta vô tội; chúng ta đều không ít thìnhiều đã gây thiệt hại cho kẻ khác, và đã tìm cách để tự tha thứ cho mình. Ðối với tất cả chúng ta, Tin Mừng đến từ thập giá trong lời nói đầu tiên của Chúa Giêsu: "Lạy Cha! Xin tha thứ cho chúng."

Mùa Chay Thánh

Chúa đã vào sa mạc
Hai ngàn năm trước đây.
Chịu bao nhiêu thử thách
Trong suốt bốn mươi ngày.

Bị Sa Tan cám dỗ,
Chịu đói khát liên miên.
Chúa không thua quỷ dữ,
Luôn đứng vững trung kiên.

Chúa không nghe ma quỷ
Không chào thua hạ mình.
Dậy ta có chí khí,
Biết xa lánh tội tình.

Đã vào Mùa Chay Thánh,
Ta thống hối ăn năn.
Dọn mình cho thanh sạch,
Làm con cái Chúa chăn.

Bùi Hữu Thư

Tình Yêu Thiên Chúa to tát hơn trí tưởng tượng của chúng ta

“Và còn vượt trên bất cứ tội lỗi nào lương tâm chúng ta có thể kết án.

Vatican ngày 9 tháng 3, 2018 (Zenit.org)

Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong bài giảng hôm nay tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô:  “Tình Yêu Thiên Chúa to tát hơn trí tưởng tượng của chúng ta, và còn vượt trên bất cứ tội lỗi nào lương tâm chúng ta có thể kết án.”

Ngài nhắc cộng đoàn rằng: “Tình yêu của Chúa là tình yêu vô biên, một tình yêu vô giới hạn. Tình yêu này hoàn toàn không bị ngăn trở bởi các chướng ngại mà chính chúng ta đã đặt ra trước những người khác, vì e sợ họ có thể tước đoạt sự tự do của chúng ta.”

Đức Thánh Cha giải thích rằng: “Tội lỗi đưa chúng ta ra xa Chúa… tội lỗi là cách thức chúng ta tự mình làm cho xa cách Chúa.” Nhưng ngài nói rằng, điều này không có nghĩa là “Chúa tự ý muốn xa cách chúng ta. Tình trạng yếu đuối và rối trí là kết quả của tội lỗi, và đây chính là một lý do khác khiến cho Chúa càng muốn ở gần bên chúng ta.”

Thánh Phêrô chối Chúa ba lần và đã bị giật mình bởi tiếng gà gáy, rồi đã ý thức rằng con Người ông chối bỏ sẽ sắp phải chịu chết vì ông. Cuối cùng Phêrô hiểu rằng Thầy mình đã yêu thương mình biết bao.

Đức Thánh Cha tiếp: “Phêrô nhận ra rằng chính mình đã luôn luôn từ chối để được yêu thương. Ông đã luôn luôn từ chối để được Chúa Giêsu cứu chuộc, cho nên ông đã không muốn Chúa Giêsu yêu mến ông hoàn toàn.”

Đức Thánh Cha kết luận: “Thật là khó khăn khi muốn để cho mình được yêu! Luôn luôn chúng ta muốn một phần con người của chúng ta được tự do không phải mắc nợ vì chịu ơn một ai, trong khi trên thực tế, chúng ta hoàn toàn mắc nợ, vì Chúa yêu chúng ta trước, và qua tình yêu, Người cứu chuộc chúng ta hoàn toàn.”

Đức Thánh Cha cám ơn linh mục Jose Tolentino de Mendonca, sau khóa Linh Thao

Vatican Ngày 23/2/2108, (Zenit.org)

Ngày 23 tháng 2, 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn linh mục Jose Tolentino de Mendonca, vị giảng phòng Khóa Linh Thao Mùa Chay cho ngài và cho giáo triều. Cha Jose Tolentino là Phó Viện Trưởng Đại Học Công Giáo ở Lisbon, và là tư vấn của Hội Đồng Giáo Hòang về Văn Hóa, Đức Thánh Cha đã cám ơn cha Jose vào cuối khóa Linh Thao tại Aricia.

Lời Đức Thánh Cha:

Thưa cha, thay mặt cho tất cả mọi người tôi cám ơn cha đã đến với chúng tội trong những ngày qua, và ngày hôm nay được kéo dài với Ngày Ăn Chay Hãm Mình để cầu nguyện cho Nam Sudan, Congo và Syria.

Cám ơn cha đã nói với chúng tôi về Giáo Hội, và làm cho chúng tôi phải lắng nghe Giáo Hội, Cha cũng yêu cầu chúng tôi không được làm cho Giáo Hội nhỏ bé hơn bằng thể chế quan liêu trần thế của chúng ta! Cám ơn cha đã nhắc nhớ chúng tôi rằng Giáo Hội không phải là nơi giam giữ Chúa Thánh Thần; và Thánh Thần phải có thể tung bay đẻ họat động bên ngòai.

Với các trình thuật và những gì cha đã nói, cha đã làm cho chúng tôi thấy cách thức Chúa Thánh Thần họat động nơi những người không tin và vô thần, và nơi những người thuộc các tôn giáo khác: Thánh Thần là hòan vũ, Người là Thánh Thần của Thiên Chúa, và là của tất cả mọi người.

Ngày nay cũng có các “Cornelius,” “các đội trưởng”, những người canh gác nhà giam Thánh Phêrô; họ đang sống với sự tìm kiếm nội tâm và cũng có thể nhận biết khi có một điều gì kêu gọi họ.

Cám ơn cha về lời kêu gọi này để chúng tôi không sợ hãi mở lòng, không cứng rắn, và mềm dẻo, trong Thánh Thần không bị ướp xác qua cấu trúc cứng rắn của chúng ta, vì điều này khiến chúng tôi khép kín.

Cám ơn cha, xin cha tiếp tục cầu nguyện cho chúng tôi. Như Mẹ Bề Trên đã nói với các nữ tu” “Chúng ta đều là những con người tội lỗi!” Cám ơn cha, và xin Chúa chúc lành cho cha.

Cầu nguyện bất cứ lúc nào hay ở đâu

Cầu nguyện bất cứ lúc nào hay ở đâu

Không lúc nào đặc biệt đêm hay ngày

Chúa đòi hỏi chúng ta phải thờ kính.

Hay phải quỳ gối cầu nguyện với Ngài.

Vì tâm sự với Ngài là điều chính.

Ngài là linh hồn của mọi trái tim

Ngài nghe biết những gì chúng ta nói.

Cả những khi chúng ta còn lặng im,

Cầu xin thế nào ngài không đòi hỏi.

Trong một trường học, hay ở ngoài đường,

Ngài không đòi hỏi chúng ta bái quỳ.

Khi làm việc hay nghỉ ngơi bình thường,

Để dâng lên một kinh cầu giản dị.

Tại nơi công sở hay khi ở nhà

Ngài chỉ muốn chúng ta thờ kính.

Theo cách thức riêng tư của chúng ta.

Và tùy theo ý chúng ta quyết định

Bất cứ ở đâu và bất cứ khi nao,

Dù là ban ngày hay trong đêm tối.

Không quan trọng đối với Chúa chút nào,

Cứ nguyện cầu là được thương gấp bội.

Chúa luôn hiện diện trong trái tim ta.

Miễn chúng ta dành thời gian cầu khấn,

Ngài nghe được những lời không nói ra.

Vì Ngài luôn luôn đoái thương chút phận.

Bùi Hữu Thư

Cần Cả Cuộc Ðời

Cần Cả Cuộc Ðời


Cần tất cả cuộc đời để học sống,
Học chia sẻ, không tiếc, và cho ngay.
Ðể đối phó với tai ương chất đống,
Can đảm mà đối diện với mỗi ngày.

Ðể can đảm khi chia tay thổn thức,
Ðể mỉm cười khi tim mình quặn đau.
Tiếp tục đi khi không còn hơi sức,
Ðể vẫn cười khi lòng rướm lệ sầu.

Ðể tha thứ khi lòng còn thù hận,
Ðể vẫn yêu khi mất mát qúa nhiều.
Ðể biết chắc Chúa có ở đó thật,
Ðể tìm Ngài trong kinh nguyện mỗi chiều.

Bùi Hữu Thư

Hãy Ðể Ðó Chúa Lo

Hãy Ðể Ðó Chúa Lo

_________________________________________________

Buổi sáng nay con vừa tỉnh thức,
Ðôi vai gầy đau nhức thấu xương.
Bên đôi dép nhỏ chân giường,
Là cây thập giá, con thường vác mang.

Thập gía vẫn nằm nguyên chỗ cũ,
Ðợi con trong giấc ngủ qua đêm.
Sáng nay con bước xuống thềm,
Ghé vai lại vác, lưng thêm gầy mòn.

Trong suốt những giờ con thức giấc,
Mỗi ngày con nâng nhấc bao lần.
Xênh vênh khấp khểnh đôi chân,
Tới chiều, thập giá có phần nhẹ hơn.

Sáng nay khi vừng đông ló rạng,
Tìm con đây lo lắng thật nhiều.
Trên đường phiêu bạt cô liêu,
Ðớn đau dày xéo, như thiêu đốt hồn.

Các mối lo ngày thêm to lớn,
Gấp ba rồi gấp bốn lần hơn.
Dù lòng con vẫn không sờn,
Vai con ê ẩm, lưng con thêm còng.

Con tìm quanh kiếm người cứu rỗi,
Không một ai chỉ lối đưa đường.
Chúa ơi con khổ lạ thường!
Nhìn qua chẳng thấy ai thương vác cùng.

Rồi giây phút bình an chợt lắng,
Không gian im, thanh vắng, dịu dàng.
Niềm hy vọng mới mênh mang,
Cho cơn đau đớn nhẹ nhàng biến tan.

Con nghe tiếng chân Ngài nhè nhẹ,
Ðuổi theo Ngài, con lẹ bước chân.
Ghé tai, Chúa nói thì thầm,
"Con ơi, để đó! Mọi phần Chúa lo.”

.

Bùi Hữu Thư

Vương Cung Thánh Đường đầu tiên trong Giáo Phận Arlington, Virginia

14/1/2018, Arlington Catholic Herald

Thánh Bộ Phụng Tự Vatican đã tuyên bố Thánh Đường St. Mary tại Alexandria, Virginia được tuyên phong là Tiểu Vương Cung Thánh Đường (Minor Basiica) theo lời thông báo của Đức Giám Mục Michael F. Burbidge trong Thánh Lễ ngày 14 tháng 1, 2018 tại đây.

Đức Cha Burbidge nói: “Đây là một danh dự ngoại thường để thông báo rằng Tòa Thánh đã chỉ định nhà thờ St. Mary tại Phố Cổ Alexandria là Vương Cung Thánh Đường mới nhất tại Hoa Kỳ. Thông báo này có tính cách lịch sử vì công nhận vai trò quan trọng  St. Mary đả đóng trong giáo phận và trong thành phố Alexandria, và ngay cả trong việc sáng lập quốc gia của chúng ta. Tôi chúc mừng Cha Hathaway và tất cả các linh mục đã phục vụ tại giáo xứ này trong bao nhiêu thế hệ để đem St. Mary đến ngày đặc biệt này. Tôi cầu xin Thiên Chúa tiếp tục ban phúc lành cho St. Mary và cộng đồng này trong những thế hệ tương lai.”

Linh mục Hathaway, cha xứ nói: “Hôm nay chúng ta hết sức hân hoan và khiêm tốn khi được biết St. Mary đả trở thành một trong các thánh đường lớn được cung hiến cho Chúa Kitô. Cám ơn Đức Cha Burbidge đã đến đây với chúng con hôm nay, và  Những sự khuyến khích và lòng nhiệt thành Đức Cha đã bầy tò cho chúng con trong những tháng qua trước ngày trọng đại này.”

Muốn được tuyên phong làm một Vương Cung Thánh Đường phải có kiến trúc có giá trị lịch sử và hội đủ các điều kiện về phụng tự, như có đủ sức chứa trong thánh đường, và có số linh mục đầy đủ. Có bốn Vương Cung Thánh Đường Cả, tất cả đều ở Rôma: Thánh Phêrô, Thánh Gioan Latêranô, Thánh Phaolô Ngọai Thành, và Đức Bà Cả.

Cò hàng ngàn Tiểu Vương Cung Thánh Đường trên thế giới, kể cả Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Hoa Thịnh Đốn, Vương Cung  Thánh Đường Đức Nữ Đồng Trinh Maria tại Baltimore, và Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Norfolk, Virginia.

Tôi Chỉ Có Một Đời Để Sống


Tôi chỉ có một đời để sống,
Một đời cậy một đời để trông.
Cửa Thiên Ðàng luôn luôn rộng mở,
Hay vùi sâu hỏa ngục mịt mùng.

Ngày tôi đi đến cuối cuộc đời,
Tôi có gì dâng Chúa? Chúa ơi!
Tôi không thể chạy theo ảo vọng,
Xa hoa và phù phiếm gọi mời.

Phải dẹp tính kiêu kỳ dị hơm,
Ám ảnh tôi sáng tối chiều hôm.
Uốn lưỡi mình trước khi ăn nói,
Mất lòng người vì lỡ miệng mồm.

Không bao giờ say đắm, đam mê,
Những vàng son quyến rũ mọi bề.
Hài lòng với những gì đang có,
Chúa an bài ban phát phủ phê.

Tôi chỉ có một đời để sống,
Chúa mỗi ngày tính sổ lao công.
Tôi chỉ có dịp may độc nhất,
Lỡ qua rồi tay trắng hoàn không.

Với tha nhân tôi nhiều bổn phận:
Coi mọi người như thể người thân,
Lắng nghe và luôn luôn thông cảm,
Tha thứ người như Chúa từ nhân.

Mỗi ngày qua tôi đều phải sống,
Giống y như giờ phút cuối cùng.
Dọn dẹp cho tâm hồn thanh tịnh,
Quét sạch bao tội lỗi chất chồng.

Tôi vẫn đi, đi giữa giòng đời,
Nhưng trong lòng khắc khoải không ngơi.
Niềm trông mong không bao giờ đổi,
Một ngày kia, Chúa cất về trời.
Bùi Hữu Thư

The story of Adam and Eve:

Father Liem Tran in his homily yesterday, talked about the rib from Adam side to explain that woman was created equal to man. She was not created from his foot so that he might step on her, not from his head so that she might be his boss, but under his arm so that he could protect her, and close to his heart so that he might love her.

Here is an account from two Jewish rabbis I found on the Internet:

Rabbi Sa’adiah Gaon explains that the creation of Eva from Adam’s rib was done with wisdom: Because she was created from his rib, Adam will have mercy on Eva as one of his limbs, and she will regard him as the source of her life; he will look after her like one guards a piece of himself, and she will follow him the way a limb follows the body.

Indeed, it is a mistake to read the second creation story solely as a literal “surgery.” On a deeper level, it depicts the relationship between man and woman. In describing the account, Rabbi Abarbanel states that Eva was not created from Adam’s foot so that he would not consider her a lowly maidservant, nor from his head so that she would lord over him. Rather, she was created from his side so that she would be equal to him.

 

 

 
Subscribe to this RSS feed