Bẩy Lời Cuối của Chúa Giêsu trên Thập Giá (7)

Lời Thứ Bẩy:

"Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha." Luke 23:44-56

Lời cuối của Chúa Giêsu trên thập giá được ghi lại trong Phúc Âm Luca, và tóm lược bức chân dung của Chúa Giêsu do Luca phác họa, như một nhân chứng, một vị tử đạo, cho vương quốc của Thiên Chúa. Qua những gì Luca kể, chúng ta biết được nhiều không những về mối liên hệ của Chúa Giêsu với Chúa Cha, mà còn về lý do tại sao chúng ta phải bắt chước tấm gương của Chúa.

Lời của Chúa Giêsu như một lời kinh, trích dẫn từ Thánh Vịnh 31, là kinh cầu hàng ngày của người Do Thái. Việc Chúa Giêsu hăng say cầu nguyện, là một điều Luca đã muốn nhấn mạnh trong suốt cuốn Phúc Âm ông viết về cuộc đời Chúa. Thí dụ, chỉ riêng Luca đã đề cập đến đoạn Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện sau khi được chịu phép rửa và được Thánh Linh xuống trên đầu.

Chỉ riêng Luca mới ghi rằng khi Chúa Giêsu lên núi, nơi Ngài xuất hiện sáng láng trước mặt môn đệ, Ngài đã đến đó để cầu nguyện. Mathêu và Maccô chỉ đề cập rằng Chúa Giêsu lên núi để được ở một mình. Và chỉ riêng Luca mới cho chúng ta trường hợp trong đó Giêsu dạy chúng ta Kinh Lạy Cha. 
Trong Phúc Âm Mathêu, Giêsu chỉ thêm kinh này trong bài giảng trên núi; và nghe có vẻ như là một phần trong danh sách những điều Chúa dặn dò các môn đệ. Nhưng Luca đã kể rằng: "Giờ đây Chúa Giêsu đang ở một chỗ nào đó để cầu nguyện, và khi đã xong, một môn đệ nói, "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, như khi xưa, Gioan Tẩy Giảng đã dạy các môn đệ của ông."

Và Giêsu bảo họ,"Khi các con cầu nguyện, c'ac con hãy nói như sau: "Lạy Cha, xin cho danh Cha cả sáng." Nói một cách khác, Kinh Lạy Cha là một cái gì cac' môn đệ đã bắt chước theo gương Chúa Giêsu.

Họ thấy Giêsu cầu nguyện và thấy Ngài hành động, và họ muốn biết bí quyết của Ngài. Họ xin, "Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện." Và với lòng thương sót bao la, Chúa Giêsu đã tư, nguyện dạy cho họ những gì Ngài đã nói với Chúa Cha khi ở một mình.

Lời nguyện lên tiếng là sự khao khát của linh hồn được thốt nên lờị Và với lời cuối thốt ra trên thập giá, Chúa Giêsu lớn tiếng kêu lên một lời kinh, một lời kinh của sự trông cậy hoàn toàn. Lời kinh này thuộc về người dân xứ Israel vì đã được trích dẫn ra từ cuốn Thánh Vịnh. Và như vậy, cho đến phút chót, Chúa Giêsu bày tỏ rằng Ngài luôn luôn kết hợp nên một với dân Ngài, và bày tỏ sự cậy trông nơi Chúa Cha bằng những lời mà tất cả mọi người có thể hiểu được dễ dàng. Bằng những lòi này Chúa Giêsu tiếp nhận cái chết. Cái chết trở nên phương tiện để đẩy Ngài tiến tới. Ngài sử dụng cái chết để đẩy mình rời thế gian này về với Chúa Cha, từ những bàn tay tội lỗi của thế gian về với bàn tay của Thiên Chúa. "Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha."

Trên thập giá sự hy sinh của Chúa Giêsu đã hoàn tất. Ngài tự đẩy mình về với hai bàn tay đón mời của Chúa Cha và đê trở về nhà. Dĩ nhiên, cái chết và sự trở về nhà của Chúa Giêsu không phải chỉ dành riêng cho Ngài. Ngài là đầu cuả thân thể , tức là giáo hội. Nơi Ngài đến, chúng ta bắt buộc phải đi theo, nghiã là nếu chúng ta thâu hoạch được một cái gì nơi gương Chúa và sống đời chúng ta trong thần trí của Ngài.

Theo Luca, đây chính là điều bắt đầu xảy ra trên Núi Sọ. Ngay khi Giêsu thở hơi cuối cùng, dân chúng đã thấy được ngay một cái gì qua cái chết của Ngài. Chẳng hạn, người cai đội La Mã, một người ngoại, đã ca ngợi Thiên Chúa, và kêu lên, "Ông này thật là một người công chính." Và rồi, theo Luca, "khi đám đông đang tụ tập thấy điêu đã xảy ra, họ bỏ về đấm tay vào ngực." Nói cách khác, các chứng nhân của Giêsu về vương quốc của Chúa đã bắt đầu mang hoa trái qua sự hối cải tội lỗi.

Cũng trong sách Tông Ðồ Công Vụ do Luca viết, chúng ta thấy được quyền năng to lớn của Thần Trí Chúa Giêsu bốc lửa trong đời sống của các môn đệ. Khi thánh Stêphanô bị tử hình, ông cũng như Thầy, đã tha thứ cho kẻ thù, và cũng mượn lời thánh vịnh 31 để nói, "Lạy Chúa, xin đón nhận linh hồn con." Và sứ điệp của Chúa đã thể hiện rõ ràng với Stêphanô, và Saolô, sau này đổi tên là Phaolô. Sứ điệp này đã đem tin mừng từ Giêrusalem và Giuđêa lên phía bắc vào xứ Samaria, và đến cả tận cùng trái đất.

Lời nguyện:

Lạy Chúa Giêsu xin cho chúng con là những người của thời đại này cũng nghe được sứ điệp của Chúa qua bẩy lời cuối cùng trên thập giá và biết suy nghĩ về những lời này.
Chúng con là những kẻ hậu sinh của bao nhiêu thế hệ trước đã được nghe những lời này. 
Xin cho những lời này ăn xâu vào lòng chúng con, nơi những câu hỏi xâu xa nhất đang chờ đợi một câu trả lời: 
Con có xứng đáng không"
Liệu con có được cứu rỗi không"
Liệu con có được tha thứ không" 
Chúa có hiểu con không"
Xin giúp cho chúng con hiểu rằng chính bẩy lời trên thập giá là câu trả lời cho chúng con, và đem lại cho chúng con niềm hy vọng vững vàng.

Rate this item
(0 votes)
back to top